6 Đặc điểm tạo nên vùng đất Tây Nguyên màu mỡ đặc trưng về nông sản

Tây Nguyên - Vùng đất và con người khoẻ mạnh

 

[VN ASIAN] Trong vòng 10 năm trở lại đây, Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, đã nổi lên như một vùng đất vàng của Nông – Lâm nghiệp Việt Nam nhờ vào thổ nhưỡng và các điều kiện tự nhiên vô cùng quý giá

Hãy cùng VN Asian tìm hiểu 6 đặc điểm nổi bật khiến Tây Nguyên vẫn giữ vững vị trí thủ phủ cây công nghiệp tại Việt Nam, cung cấp sản lượng nông sản vừa dồi dào vừa chất lượng cao, xuất khẩu thành công nhiều thị trường lớn và khách hàng khó tính.

 

  1. Địa hình

 

Địa hình Tây Nguyên khá đa dạng, ngoài những núi cao thung lũng sâu hiểm trở còn có những cao nguyên, bình sơn nguyên lớn, những miền trũng và đồng bằng khá rộng, là những thung lũng giữa núi và những dải bồi tích các sông lớn. Địa hình núi cao, bao bọc cả 3 mặt bắc, đông và nam của vùng. Phía bắc được khống chế bởi dãy núi Ngọc Linh là dãy núi đồ sộ nhất ở bắc Tây Nguyên, chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam với chiều dài đến gần 200 km. Phía đông được án ngữ bởi những dãy núi nối tiếp nhau thành một bức tường ngăn cách Tây Nguyên với dải đồng bằng ven biển duyên hải Nam Trung bộ, trong đó có những dãy núi chính như dãy An Khê, dãy Chư Đju, dãy Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa, dãy Chư Yang Sin, dãy Bi Đúp. Phía Nam, được bao bọc bới những dãy của Trường Sơn Nam với những dãy Brai An, Bơ Nam So Rlung.

 

  1. Khí hậu và thủy văn

Cùng với yếu tố địa chất, địa hình thì khí hậu cũng là yếu tố thành tạo cảnh quan của vùng. Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của miền khí hậu phía nam, khí hậu Tây Nguyên nổi lên một số yếu tố riêng biệt, quyết định bởi độ cao địa hình và tác dụng chắn gió của dãy Trường Sơn. Ở đây hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng được gọi là khá hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với những nét tiêu biểu như chế độ nhiệt có xu thế hạ thấp có tính quy luật nhiệt độ không khí theo độ cao địa hình. Khu vực có độ cao địa hình dưới 500 m như ở thung lũng sông Ba, Srêpôk, Krông Pắk, Sa Thầy… nhiệt độ trung bình trên 24°C, ở độ cao 500 – 800 m đạt 21 – 23°C, 800 – 1.000 m đạt 19 – 21°C, riêng các vùng cao trên 1.550 m (Đà Lạt…) đạt dưới 19°C. Chế độ mưa rất không đồng đều theo không gian và thời gian, mùa mưa lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 – 2.400 mm như ở Kon Tum, Gia Lai, Di Linh, đặc biệt tại Bảo Lộc (2.867 mm), lượng mưa 1.200 – 1.800 mm ở Đăk Lăk, Cheo Reo – Phú Túc, mùa khô tại bắc và trung Tây Nguyên chỉ đạt 1 – 2 mm/tháng còn phía nam lượng mưa đạt 10-50 mm/tháng.

 

Chế độ thuỷ văn của các sông, suối Tây Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Phần lớn sông suối của vùng là phần thượng lưu của những hệ thống sông chính chảy xuống các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sang Campuchia. Các sông suối ở Tây Nguyên tập trung trong ba hệ thống chính: hệ thống sông Ba, hệ thống sông Mê Kông (gồm hai hệ thống nhánh là Se San và Srêpốk), hệ thống sông Đồng Nai, địa phận tỉnh Lâm Đồng. Ở Tây Nguyên còn có hàng loạt hồ tự nhiên và nhân tạo có khả năng tích trữ hàng tỷ m3 nước, có tác dụng điều tiết dòng chảy, phục vụ các yêu cầu phát triển thủy lợi, thủy điện, cung cấp nước, cải thiện môi trường. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.

 

  1. Thổ nhưỡng

Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng của vùng khá phong phú và đa dạng do chịu tác động tương hỗ giữa nhiều nhân tố tự nhiên khác cũng rất phức tạp, hình thành nên 9 nhóm đất chính gồm: Đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất xám, đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất thung lũng, đất xói mòn trơ xỏi đá. Trong các nhóm kể trên phổ biến nhất là đất đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ trên núi. Đất đỏ vàng (đất feralit hay “đất đỏ”) là loại đất tiêu biểu của vùng có diện phân bố rộng (khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng), là sản phẩm phong hóa chủ yếu của bazan, thường phân bố ở độ cao dưới 1.000 m, tập trung ở các cao nguyên Pleiku, Buôn Ma Thuột, Di Linh, Đặk Nông, ngoài ra còn gặp lẻ tẻ ở Kon Hà Nừng, Kon Plong. Nhờ có độ phì nhiêu lớn, đất đỏ vàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên, đây là địa bàn canh tác chủ yếu các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè…) và cây thực phẩm. Đất đỏ vàng phát triển trên các đá macma axit chiếm diện tích rất rộng (trên 38% diện tích tự nhiên của Tây Nguyên) nhưng do phân bố trên các vùng núi cao, địa hình dốc, bị xói mòn mạnh, độ phì nhiêu thấp nên loại đất này chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nông nghiệp

  1. Động lực

Về đặc điểm động lực cảnh quan Tây Nguyên, có thể thấy trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi, cảnh quan luôn chịu ảnh hưởng của nhiều các tác động động lực, đã tạo nên nhịp thở của môi trường và từ đó cũng tạo nên nhịp điệu sống của khối vật chất sống trong cảnh quan. Về bản chất, vùng Tây Nguyên nằm trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của miền khí hậu phía Nam, có kiểu khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Hàng năm tổng bức xạ mặt trời ở Tây Nguyên đạt 235 – 240 kcal/cm2/năm, ít biến đổi trong năm. Chính nguồn năng lượng này là động lực chính cho các quá trình phát sinh và phát triển các cảnh quan của Tây Nguyên. Quá trình sử dụng và chuyển hóa các nguồn năng lượng trong các cảnh quan là quá trình có tính chất tổng hợp các chuyển hóa năng lượng đó ở các khối vật chất khác nhau cấu thành nên chúng. Năng lượng bức xạ Mặt trời cung cấp năng lượng cho quá trình phong hóa, đồng thời nó còn tham gia vào các quá trình hình thành đất, vào thành phần nước,… Mặt khác, năng lượng bức xạ Mặt trời còn tham gia vào phản ứng hóa học trong sự chuyển hóa các chất trong tự nhiên, là động lực thúc đẩy các quá trình ngoại lực di chuyển, vận chuyển các vật chất trong khối các vật chất sống. Đối với giới sinh vật, năng lượng bức xạ Mặt trời mang tính chất sống còn. Qua quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ và cải biến trực tiếp năng lượng này để tạo ra sinh khối xanh, đó là nguồn cung cấp năng lượng cho chuỗi dinh dưỡng sinh vật. Do hàng năm nhận được một lượng bức xạ không nhỏ, sinh vật có điều kiện sinh trưởng và phát triển, các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra với tốc độ và cường độ cao vào những tháng mùa mưa.

 

Cơ chế hoạt động của gió mùa là một động lực quan trọng trong quá trình biến đổi cảnh quan Tây Nguyên. Sự luân phiên tác động của hai cơ chế gió mùa (Tây Nam và Đông Bắc) tạo nên sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa, tạo nên tính nhịp điệu mùa của cảnh quan. Vào mùa mưa, lượng mưa đạt 75% lượng mưa của cả năm, độ ẩm lớn. Điều kiện gió mùa tạo nên nhịp thở của quá trình phong hóa, tạo ra hai pha tác động khác nhau vào hai mùa trong năm. Sự tác động của nhịp điệu mùa tạo điều kiện cho quá trình hình thành đất đỏ vàng chiếm diện tích chủ yếu ở khu vực núi và cao nguyên của Tây Nguyên.

  1. Giao thông vận tải

Quốc lộ 27 là tuyến đường quốc lộ theo hướng đông tây, nam bắc kết nối tỉnh Ninh Thuận thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đến các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk thuộc khu vực Nam Tây Nguyên.

 

Điểm đầu của tuyến tại Ngã ba Km 5 trên Quốc lộ 26 (còn gọi Ngã ba Hòa Bình) thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, theo hướng nam qua các huyện Cư Kuin, Krông Bông. Lắk (Đắk Lắk), Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng (Lâm Đồng). Đến gần thị trấn Liên Nghĩa, tuyến đường đi tránh qua phía bắc thị trấn đến ngã tư Phi Nôm giao Quốc lộ 20. Tuyến đường tiếp tục theo hướng đông qua thị trấn Thạnh Mỹ và D’Ran thuộc huyện Đơn Dương, rồi vượt qua Đèo Ngoạn Mục đi qua huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và kết thúc tại Phan Rang – Tháp Chàm.

 

Tổng chiều dài của Quốc lộ 27 khoảng 290 km, đoạn từ Phan Rang đi Liên Khương dài khoảng 110 km. Đoạn từ Liên Khương đi Buôn Ma Thuột dài khoảng 180 km. Tuy nhiên, khi xây dựng đập Thủy điện Nam Kar nằm trên dòng sông Krông Nô giữa 2 Huyện Lăk (Đăk Lăk), Krông Nô (Đăk Nông) đã làm mới đường Quốc lộ tránh hồ Thủy điện nên Quốc lộ 27 dài ra thêm khoảng 35 đến 40 km nữa.

 

Ngoài ra, năm 2024 đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây đã được thông qua.  Đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Con người Tây Nguyên

Ngoài tính cách thân tình, mến khách vốn có của con người Tây Nguyên bản xứ, Người Tây Nguyên khoẻ khoắn, chịu khó luôn là biểu tượng dễ thấy với chúng ta. Thông qua truyền thông, báo chí, thậm chí gặp gỡ trực tiếp con người Tây Nguyên, bạn sẽ dễ dàng phát hiện những đặc tính tốt đẹp, khả năng làm việc nhiệt huyết, cần cù sẵn có.

Chính những yếu tố và bản tính ấy cùng với đặc điểm tự nhiên thiên phú nơi đây, Tây Nguyên luôn là vùng đất được yêu mến, được đầu tư và được chú trọng nguồn hàng nông lâm sản.

 

Vietnam fruits and agri products
Vietnam fruits and agri products

 

Xem thêm: Thời điểm vàng cho cà phê chế biến xuất khẩu

VN Asian rất vinh hạnh đồng hành cùng anh chị chủ trang trại, đang canh tác trên diện tích đất Nông – Lâm nghiệp lớn tại Tây Nguyên, cung cấp các sản phẩm chủ lực xuất khẩu:

  • Café hạt: Robusta, Arabica
  • Trà hữu cơ (Organic Tea)
  • Hồ tiêu hạt (black pepper, white pepper)
  • Hạt điều

 

Nếu bạn đang quan tâm kết nối giao thương, tổ chức tour tham quan nhà máy sản xuất và vùng trồng tại Tây Nguyên, đừng ngần ngại liên lạc với VN ASIAN để được hỗ trợ ngay hôm nay:

VN ASIAN COMPANY LIMITED, CO. LTD
📧 E-mail: info@vnasian.com  || Lucy@vnasian.com
🌎 Website: https://vnasian.com
📞 Whatsapp: +84 8888 55 247
IN: https://www.linkedin.com/company/vn-asian-company/
FB: https://www.facebook.com/ViASEANexport/
Address: SH06, Bcons Garden, Di An City, Binh Duong, Vietnam.

 

 

 

Nguồn tham khảo: wiki, trithuc bktt

Bài viết liên quan

Các hình thức thanh toán xuất nhập khẩu
Các hình thức thanh toán xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay

Thanh toán xuất nhập khẩu là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các doanh nghiệp thương mại quốc tế cần phải nắm vững. Việc lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển bền

Giá cà phê lập đỉnh nửa thập kỷ: Thế giới gọi tên Việt Nam và một quốc gia Nam Mỹ

Theo Reuters, do tình hình thời tiết xấu ở Brazil và Việt Nam đã khiến nguồn cung toàn cầu chậm hơn nhu cầu trong ba năm. Điều đó đã khiến nguồn cung cạn kiệt và đẩy giá chuẩn trên sàn giao dịch ICE lên mức đỉnh điểm là 3,36 USD/lb. Lần cuối cùng giá cà

Thủ tục xuất nhập khẩu luôn được các doanh nghiệp quan tâm
8 thách thức lớn với doanh nghiệp Việt khi làm xuất nhập khẩu

[VN ASIAN] Từ sau năm 1994, đánh dấu Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức Thương Mại quốc tế WTO, rất nhiều cơ hội giao thương tầm quốc tế đã mở ra. Doanh nghiệp Việt Nam đã đón được nhiều lợi ích, nhiều cuộc chơi trên sân chơi rộng lớn hơn. Tuy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *