
Cà phê chế biến chủ yếu dưới dạng rang xay và hòa tan xuất khẩu đang tăng trưởng rất mạnh về số lượng và giá trị
Cà phê chế biến chủ yếu dưới dạng rang xay và hòa tan xuất khẩu đang tăng trưởng rất mạnh về số lượng và giá trị giữa lúc giá nguyên liệu đang đứng ở mức kỷ lục và xuất khẩu nguyên liệu giảm về số lượng
Nhìn vào số liệu thống kê của ngành cà phê những năm gần đây, yếu tố giá cả tăng đột biến gây sự chú ý của thị trường nhưng sự tăng trưởng ở mảng chế biến cũng là điểm sáng gây bất ngờ.
Bất ngờ vươn mình
Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam trong niên vụ 2022-2023 đạt 89.941 tấn, với kim ngạch 511 triệu USD. Sản lượng này chiếm 5,4% tổng lượng xuất khẩu (chưa quy đổi về cà phê nhân) nhưng giá trị chiếm đến 12,5%. Giá xuất khẩu bình quân trong niên vụ này là 5.676 USD/tấn.
Sang niên vụ 2023-2024, sản lượng xuất khẩu tăng mạnh tới 42%, lên mức 127.543 tấn, chiếm 8,8% tổng lượng xuất khẩu, trong khi giá trị đóng góp gần 18%, nhờ mức giá xuất khẩu bình quân tăng lên 7.616 USD/tấn.
Riêng tháng 11-2024, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu được 10.004 tấn cà phê chế biến, với kim ngạch đạt hơn 100 triệu USD. Mặc dù sản lượng chỉ chiếm 16,5% nhưng giá trị xuất khẩu lại chiếm đến 26,8% nhờ đơn giá xuất khẩu lên tới 10.025 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay.
Những con số này cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của ngành cà phê chế biến Việt Nam. Đồng thời, phản ánh tiềm năng lớn của ngành trong việc nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Bình luận về diễn biến mới này, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, đồng thời là Phó Chủ tịch VICOFA – cho biết khi mặt bằng giá cà phê lên cao tạo điều kiện thuận lợi cho cà phê chế biến của các thương hiệu mới. “Ở điều kiện mặt bằng giá thấp, nhà nhập khẩu ưu tiên nhập cà phê chế biến từ các DN có thương hiệu lâu đời. Còn hiện tại, các DN mới có cơ hội bán hàng vì giá rẻ hơn do có lợi thế về nguyên liệu và chất lượng không kém. Hơn nữa, nhiều nhà máy chế biến cà phê tại Việt Nam trước giờ chạy dưới công suất nên khi thị trường mở ra, họ đã tận dụng được cơ hội ngay mà không cần đầu tư thêm” – ông Đỗ Hà Nam phân tích.

Riêng tại Intimex, trước đây cà phê chế biến chủ yếu bán nội địa thì nay có thêm khách hàng quốc tế. Hiện tại, DN này đã có mặt trong tốp 50 DN xuất khẩu cà phê chế biến dẫn đầu Việt Nam, với mức tăng trưởng lên đến 50%. “Nhà máy chúng tôi đã hoạt động hết công suất và đang trong giai đoạn mở rộng. Intimex phấn đấu sẽ trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê chế biến tốp đầu Việt Nam với công suất khoảng 20.000 tấn cà phê hòa tan/năm. Còn hiện tại, công suất chế biến cà phê hòa tan của Intimex khoảng 4.000 tấn và sẽ nâng lên gấp đôi trong năm tới” – ông Đỗ Hà Nam thông tin.
Theo: CafeF
Bài viết liên quan
Mẹo tìm nguồn hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tìm nguồn hàng xuất khẩu là một nhiệm vụ không hề dễ dàng cho bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động xuất khẩu. 1. Tầm quan trọng của việc tìm nguồn hàng
Việt Nam – Asian: Tư vấn xuất nhập khẩu chuyên nghiệp
Tư vấn xuất nhập khẩu đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế. Với kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng, Việt Nam – Asian cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa
Việt Nam – Asian được công nhận đại lý thủ tục hải quan
Với sự công nhận là đại lý thủ tục hải quan, Việt Nam – Asian mang đến giải pháp xuất nhập khẩu hiệu quả, giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các thủ tục phức tạp. Chúng tôi cam kết thực hiện mọi thủ tục hải quan chính xác, tuân thủ pháp luật, giúp doanh